Kärcher góp phần bảo tồn các di tích văn hóa tại Việt Nam

Nằm trong chuỗi chương trình Tài trợ văn hóa, Kärcher tiến hành Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn - cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, Việt Nam.

Noon Gate_3

Thông tin dự án

Quốc gia: Vietnam
Thành phố: Huế

Vật liệu của công trình: Đá vôi, gạch, vữa
Loại bụi bẩn: Ô nhiễm sinh học
Công nghệ làm sạch được áp dụng: Sử dụng Máy phun rửa áp lực cao ở chế độ Hơi nước nóng (steam cleaning), điều chỉnh giảm áp lực trên bề mặt chỉ còn 0.5 - 1 bar. 

Tiến hành: Tháng 3, 2019

Nằm trong chuỗi chương trình Tài trợ văn hóa, Kärcher tiến hành Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn - cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, Việt Nam. Trải qua hàng thế kỷ, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nhiều mưa đã khiến màu gạch nguyên thủy và lớp đá vôi xám của Cổng Ngọ Môn bị che phủ bởi lớp ô nhiễm hữu cơ sẫm màu. Điều này về lâu dài sẽ gây hư hại đến bế mặt của cổng thành. Các chuyên gia làm sạch từ Kärcher đã tiến hành loại bỏ các hiện tượng ô nhiễm sinh học bám lâu năm trên Cổng Ngọ Môn – một di tích lịch sử được xây dựng từ năm 1804 và là cổng lớn nhất trong số bốn cổng thành bao quanh Hoàng Thành Huế. Cố đô Huế được vua Gia Long xây dựng và đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO từ năm 1993.


Những thách thức trong công tác làm sạch

Các di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Do đó, một phương thức làm sạch cẩn trọng và nhẹ nhàng là điều hết sức cẩn thiết cho việc bảo tồn di tích một cách bền vững. Vẻ cổ kính tự nhiên theo năm tháng và lớp rêu phong lan rộng trên bề mặt là một phần trong những đặc tính giá trị của di tích và công trình kiến trúc lịch sử. “Việc làm sạch sẽ không làm mất đi vẻ đẹp nguyên thủy của di tích mà ngược lại sẽ góp phần đảm bảo các thế hệ tương lai có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp này,” ông Thorsten Möwes, chuyên gia làm sạch tại Kärcher và là người trực tiếp đảm trách việc làm sạch tại hiện trường, cho biết.

Noon Gate_5


Noon Gate_1

Vận hành Máy phun rửa áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng để nhẹ nhàng làm sạch bề mặt, loại bỏ các ô nhiễm sinh học, nấm mốc, vi khuẩn.

Noon Gate_6

Nhiệt độ cao giúp loại bỏ nấm mốc và vi khuẩn ẩn sâu dưới bề mặt công trình. 

Noon Gate_2

Công trình được xây dựng năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng.

Noon Gate_4

Làm sạch nhẹ nhàng bằng hơi nước nóng

Để làm sạch di tích, các chuyên gia sử dụng chế độ làm sạch nhẹ nhàng bằng hơi nước với áp suất bề mặt 0.5-1 bar và nhiệt độ khoảng 100°C. Bốn thiết bị phun rửa áp lực cao sử dụng nước nóng để tạo ra luồng hơi nước giúp loại bỏ hoàn toàn các loại nấm mốc, rêu tảo, địa y và vi khuẩn. Cách này hoàn toàn không cần sử dụng hóa chất. Phương thức làm sạch này cũng làm chậm thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại nhờ hơi nước nhiệt độ cao giúp tiêu diệt các bào tử cư trú sâu bên trong. “Làm sạch bằng hơi nước nóng là phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất để chăm sóc và bảo tồn vật liệu khoáng chất của công trình, đặc biệt với khí hậu nhiệt đới tại Huế. Việc làm sạch Cổng Ngọ Môn thật sự là một khởi đầu đầy thuyết phục,” bà Andrea Teufel, chuyên viên bảo tồn di sản của Hiệp hội Bảo tồn Di sản văn hóa Đức (CPCE) tại Huế, chia sẻ.

Hoàng thành Huế

Huế là cố đô của Việt Nam vào triểu Nguyễn (1804-1945). Hầu hết cụm di tích đã bị hư hại nghiêm trọng trong thời gian chiến tranh. Cổng Ngọ Môn là một trong những kiến trúc được bảo tồn tốt nhất và chỉ dành riêng cho đức vua sử dụng. Ngày nay, Cổng Ngọ Môn là cổng vào cho tất cả khách tham quan.




Có thể bạn quan tâm