Bí quyết giữ cho nhà bếp luôn sạch sẽ và an toàn

Khu vực bếp là nơi quan trọng trong nhà và được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Vì thế, đừng lơ là việc vệ sinh nhà bếp, bởi bụi bẩn và vi khuẩn có thể tích tụ trong tủ lạnh, trên mặt bàn và các bề mặt khác theo thời gian. Hãy giữ cho nhà bếp của bạn luôn sạch sẽ và vệ sinh với các mẹo sau đây.

Mẹo Kärcher: Vệ sinh nhà bếp

Mẹo giữ nhà bếp luôn sạch sẽ

Ngày nay, nhà bếp không chỉ là nơi nấu ăn đơn thuần, mà còn là không gian sum họp gia đình và bạn bè. Đây là nơi mọi người thư giãn, uống trà, cùng nhau nấu ăn và chia sẻ những câu chuyện thường nhật.

Tần suất sử dụng cao khiến nhà bếp dễ bị bám bẩn bởi dầu mỡ, vụn thức ăn trong quá trình chế biến, vết bẩn từ thực phẩm trong tủ lạnh hay cặn vôi tích tụ ở bồn rửa, vòi nước, máy rửa bát và máy pha cà phê. Để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho cả gia đình, việc làm sạch thường xuyên là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, vật liệu sử dụng trong nhà bếp cũng là một yếu tố cần lưu ý. Bề mặt inox/kính thường được kết hợp với các vật liệu tự nhiên như đá và gỗ, đòi hỏi phương pháp vệ sinh phù hợp. Do đó, lựa chọn chất tẩy rửa chuyên dụng cho từng loại bề mặt và vết bẩn cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Công việc dọn dẹp nhà bếp

Mẹo Kärcher: Vệ sinh đá tự nhiên

Vệ sinh mặt bàn đá bếp

Mặt bàn bếp là nơi được sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp và tiếp xúc thường xuyên với thực phẩm. Đây là nơi bạn thái rau, lóc xương cá và cán bột làm bánh. Vì vậy, khu vực này hàng ngày đều có vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên lau mặt bàn bằng khăn ẩm sau mỗi lần sử dụng, đồng thời dọn dẹp và làm sạch kỹ lưỡng mỗi tuần một lần.

Với vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng nước lau bếp có tính kiềm để loại bỏ vết thức ăn, dầu mỡ trên các mặt bếp có thể chịu nước và cồn. Trước khi lau hoặc trong khi nấu nướng, bạn có thể dùng máy hút bụi cầm tay để hút các mẩu vụn thức ăn.

Đối với mặt bếp bằng đá tự nhiên (đá granite hoặc đá cẩm thạch), cần thận trọng khi sử dụng chất tẩy rửa có tính axit hoặc chứa dung môi vì chúng có thể làm hỏng bề mặt đá. Hãy chọn chất tẩy chuyên dụng cho bề mặt đá, tốt nhất là chất tẩy trung tính.

Hãy lau sạch vết bẩn trên mặt đá tự nhiên càng nhanh càng tốt. Sử dụng khăn mềm và ẩm để lau. Tránh dùng khăn khô khi có bụi bẩn, vì có thể gây ra các vết xước nhỏ. Sau khi dùng chất tẩy, hãy rửa lại bằng nước và lau khô bằng khăn sạch để tránh vết đốm.

Một cách vệ sinh nhà bếp nhanh chóng mà không cần dùng đến hóa chất chính là sử dụng Máy làm sạch bằng hơi nước. Áp suất và hơi nước nóng giúp loại bỏ đến 99,99% vi khuẩn, đồng thời làm sạch dầu mỡ và các vết bẩn cứng đầu. Máy làm sạch bằng hơi nước cũng rất phù hợp để vệ sinh máy hút mùi, bếp nấu và lò nướng của bạn.

Làm sạch mặt bàn bằng máy làm sạch bằng hơi nước

Mẹo: Làm sạch bề mặt nhẵn bằng máy lau nước không dây

Tất cả các bề mặt nhẵn trong nhà bếp, chẳng hạn như mặt bàn, bề mặt kính, gốm thủy tinh hoặc bếp từ, và các mặt trước ngăn kéo và tủ bếp không tinh xảo đều có thể được làm sạch dễ dàng bằng cần gạt rung không dây. Ưu điểm ở đây là các bề mặt được làm ẩm tự động trong quá trình làm sạch. Chức năng rung cũng loại bỏ bụi bẩn mà không cần tốn nhiều sức. Sau đó, khu vực này có thể được làm khô bằng máy lau kính không dây hoặc vải vi sợi.

Máy lau nước không dây

Vệ sinh bề mặt tủ bếp và ngăn kéo

Sử dụng bếp mỗi ngày sẽ khiến bề mặt tủ và ngăn kéo bếp bị bám bẩn theo thời gian. Dầu mỡ, dấu vân tay dễ dàng xuất hiện trên bề mặt tủ, đặc biệt là các loại tủ có bề mặt bóng. Các vết nước sốt hay chất lỏng khác cũng nên được lau sạch ngay lập tức.

Bạn có thể dùng chất tẩy rửa thông thường hoặc nước sạch pha với nước rửa chén loãng để vệ sinh tủ bếp và ngăn kéo. Sau đó, nhớ rửa lại bằng nước và lau khô kỹ, đặc biệt là các góc cạnh và khe rãnh. Với một số chất liệu tủ nhạy cảm, bạn chỉ nên dùng khăn ẩm để lau.

Cleaning the oven

Tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh hoặc có tính ăn mòn vì chúng có thể gây xước hoặc làm hỏng bề mặt. Đồng thời, cũng không nên dùng các loại khăn và miếng bọt biển có độ nhám cao.

  • Dấu vân tay và cặn vôi rất dễ xuất hiện trên bề mặt tủ bếp bằng kính. Bạn có thể dễ dàng loại bỏ cặn vôi bằng giấm hoặc axit citric. Để làm sạch dấu vân tay, bạn có thể dùng nước lau kính hoặc nước pha với một chút nước rửa chén.
  • Với tủ bếp bằng gỗ, bạn có thể dùng khăn ẩm hoặc bàn chải mềm kết hợp với nước rửa chén để lau chùi. Nếu tủ bếp được làm từ gỗ dán, bạn nên dùng sản phẩm chuyên dụng để làm sạch và bảo dưỡng bề mặt. Lưu ý, không nên làm ướt bề mặt gỗ, luôn lau theo chiều vân gỗ và lau khô ngay sau đó.
  • Tủ bếp inox thường rất dễ lau chùi, chỉ cần lau bằng khăn microfiber ẩm là đủ hoặc dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, nếu bẩn nhiều. Tuy nhiên, không nên dùng các sản phẩm tạo lớp phủ cho bề mặt inox.

Bạn có biết? Những ổ vi khuẩn tiềm ẩn trong nhà bếp

  • Thớt: Những vết cắt sâu trên thớt là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Nếu chỉ rửa thớt bằng nước ấm là không đủ, bạn nên cho vào máy rửa chén hoặc dùng nước rửa chén và miếng bọt biển để chà sạch.
  • Bọt biển rửa chén: Một miếng bọt biển rửa chén có thể chứa hơn 300 loại vi khuẩn. Do đó, bạn nên thay bọt biển 01 tuần/lần.
  • Ống đựng dao: Các khe cắm trong ống đựng dao cũng là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển, đặc biệt là khi dao ướt. Do đó, bạn nên vệ sinh ống đựng dao bằng bàn chải nhỏ và nước xà phòng 01 tháng/lần. Nhớ để ống đựng dao khô hoàn toàn trước khi cắm dao trở lại.
  • Sàn nhà: Vô số vi khuẩn li ti cũng có thể tồn tại trên sàn nhà, đặc biệt là khu vực trước bồn rửa, tủ bếp và tủ lạnh. Hãy thường xuyên lau chùi kỹ lưỡng những khu vực này.

Vệ sinh tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi lưu trữ nhiều loại thực phẩm, nên dễ trở thành ổ vi khuẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên. Hãy làm theo các bước sau để tủ lạnh nhà bạn luôn sạch sẽ:

Vệ sinh tủ lạnh

Bước 1: Vệ sinh bên trong

  • Đầu tiên, bạn cần rút phích cắm hoặc tắt nguồn tủ lạnh, và lấy hết thực phẩm ra ngoài.
  • Ngăn rau củ thường chứa nhiều vi khuẩn nhất do nhiệt độ cao hơn. Hãy tháo tất cả kệ và ngăn kéo, rửa sạch bằng nước rửa chén hoặc cho vào máy rửa chén.
  • Sau đó, dùng khăn và chất tẩy đa năng để lau sạch toàn bộ bề mặt bên trong tủ, bao gồm cả gioăng cao su.
  • Dùng tăm tre hoặc dây rút để làm sạch lỗ thoát nước, tránh nước đọng bên trong tủ.
  • Sau khi lau chùi, dùng khăn khô lau lại toàn bộ bên trong tủ, sắp xếp thực phẩm trở lại và cắm điện. Việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên cũng giúp loại bỏ mùi khó chịu.

Bước 2: Vệ sinh bên ngoài

Sau khi vệ sinh bên trong, bạn cũng nên lau sạch bề mặt tủ bên ngoài thường xuyên.

  • Nếu có thể, hãy kéo tủ lạnh ra khỏi vị trí để vệ sinh mặt sau bằng máy hút bụi hoặc chổi lông gà.
  • Nền nhà bên dưới tủ cũng cần được chăm sóc. Dùng nước rửa chén và khăn mềm lau sạch các mặt ngoài của tủ lạnh, sau đó lau khô bằng khăn mềm không xơ.

Mẹo 1: Khi tủ lạnh đầy, hãy giảm nhiệt độ xuống để hạn chế vi khuẩn sinh sôi.

Mẹo 2: Hãy xả đông ngăn đá ít nhất 01 năm/lần. Khi đá đông quá dày sẽ khiến tủ lạnh tốn điện hơn và có thể làm hỏng thực phẩm do không đạt được nhiệt độ tối thiểu -15°C. Để xả đông nhanh, bạn hãy tắt ngăn đá và đặt một bát nước nóng vào bên trong. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy làm sạch bằng hơi nước để đẩy nhanh quá trình này.

Vệ sinh nhà bếp với những nguyên liệu có sẵn

Nếu bạn muốn vệ sinh nhà bếp mà không cần dùng đến hóa chất tẩy rửa mạnh, hãy sử dụng một vài nguyên liệu có sẵn sau:

  • Loại bỏ vết bẩn cứng đầu trong lò nướng: Trộn baking soda với nước để tạo thành hỗn hợp sệt, bôi lên khu vực bị bẩn và để qua đêm. Hôm sau, dùng cây cạo nhựa để loại bỏ lớp bẩn, và lau sạch bằng khăn ẩm.
  • Làm sạch vết dầu mỡ trên bề mặt và tủ bếp: Chỉ cần dùng nước ấm pha với một ít nước rửa chén là đủ để làm sạch.
  • Làm sạch bề mặt inox: Chỉ cần dùng khăn microfiber ẩm lau nhẹ là sạch. Để loại bỏ vết gỉ sét và vết bẩn cứng đầu, có thể dùng bột kem tartar pha với một ít nước. Bôi hỗn hợp lên vùng cần làm sạch và chà nhẹ nhàng bằng miếng bọt biển mềm. Sau đó, lau sạch và đánh bóng bằng khăn ẩm.
  • Loại bỏ cặn vôi: Giấm hoặc axit citric giúp loại bỏ cặn vôi, làm sạch cống và khử mùi hôi khó chịu. Lưu ý, không dùng axit để làm sạch bề mặt mạ crôm hoặc anot hóa vì có thể gây hư hại.
  • Làm sạch bề mặt gỗ: Dùng baking soda để làm sạch đồ gỗ. Với vết bẩn cứng đầu, pha một thìa baking soda với một lít nước. Dùng bàn chải lông mềm để làm sạch bề mặt tủ, ngăn kéo hoặc thớt gỗ.
Mẹo Kärcher: Làm sạch nhà bếp bằng các biện pháp gia dụng

Sản phẩm thích hợp cho nhà bếp

Có thể bạn quan tâm: