CÁCH THÔNG BỒN CẦU BỊ TẮC GIẤY VỆ SINH
Bồn cầu không xả được nước? Giấy vệ sinh tích tụ làm tắc nghẽn? Đây là lúc bạn cần xử lý ngay lập tức! Tình trạng này không chỉ gây bất tiện mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh và môi trường sống.
Với các mẹo đơn giản cùng thiết bị chuyên dụng dưới đây, bạn có thể dễ dàng thông tắc bồn cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không cần sử dụng đến chất tẩy rửa.
Nguyên nhân bồn cầu bị tắc giấy vệ sinh
Giấy vệ sinh kém chất lượng, thói quen sử dụng sai cách và các vấn đề từ bể tự hoại là những nguyên nhân chính gây tắc bồn cầu. Cụ thể như sau:
- Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng: Các loại giấy có khả năng phân hủy thấp, khó hòa tan trong nước sẽ cản trở quá trình lưu thông trong bồn cầu.
- Sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh: Khi dùng lượng lớn giấy vệ sinh trong một lần, nước không đủ để xả hết lượng giấy, dẫn đến tắc nghẽn đường ống.
- Bể tự hoại bị đầy: Nếu bể tự hoại không được hút định kỳ, chất thải tích tụ lâu ngày sẽ làm giảm hiệu quả thoát nước và gây ra tắc nghẽn.
Hậu quả khi bồn cầu bị tắc:
- Xả nước chậm: Tình trạng này gây mất vệ sinh, kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Bể tự hoại bị tràn: Chất thải chảy ngược lên bồn vệ sinh, thậm chí có thể tràn ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.


Các mẹo giúp thông bồn cầu bị tắc giấy vệ sinh
Khi bồn cầu bị tắc giấy vệ sinh, bạn có thể thử áp dụng các phương pháp đơn giản dưới đây để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả:
- Dùng nước rửa chén: Nếu bồn cầu bị tắc nhẹ, đổ một nắp nước rửa chén vào bồn cầu, sau đó từ từ thêm nửa xô nước ấm. Đợi khoảng 20 phút, nhấn xả nước để kiểm tra hiệu quả.
- Dùng Coca Cola: Axit trong Coca Cola giúp phân hủy chất thải mắc kẹt. Đổ coca vào bồn cầu, đợi khoảng 2 giờ, sau đó xả nước.
- Dùng đá lạnh: Đổ đầy bồn cầu bằng đá viên rồi xả nước. Đá sẽ giúp cuốn chất thải và dị vật ra khỏi bồn cầu, đồng thời khử mùi hiệu quả.
- Dùng nước nóng: Đổ nước ấm (khoảng 60-70 độ C) vào bồn cầu, đậy nắp và chờ 15-20 phút trước khi kiểm tra. Lưu ý không sử dụng nước sôi để tránh làm hỏng lớp men bồn cầu.
- Sử dụng băng dính: Lau khô miệng bồn cầu, dán băng dính kín lên bề mặt. Nhấn mạnh băng dính bằng cả hai tay để tạo áp lực, sau đó xả nước thật mạnh.
- Sử dụng men vi sinh: Một số loại men vi sinh yêu cầu pha với nước ấm (khoảng 30–40°C), và đổ trực tiếp vào bồn cầu và để trong 6–8 giờ hoặc theo hướng dẫn cụ thể. Sau đó, xả nước để kiểm tra xem bồn cầu đã thông chưa.
- Sử dụng móc quần áo: Dùng móc nhôm, tạo hình gấp khúc và nhét một đầu vào lỗ thoát nước. Di chuyển đến khi chạm vào giấy vệ sinh gây tắc và ấn mạnh để đẩy chúng xuống.
- Sử dụng pittong: Đặt pittong vào lỗ thoát nước và đẩy mạnh lên xuống nhiều lần để tạo áp lực đẩy chất tắc nghẽn xuống.
- Dùng bột thông cống: Đổ bột trực tiếp hoặc hòa với nước rồi đổ vào bồn cầu. Đợi 6-8 tiếng và xả nước nhiều lần. Lưu ý đeo găng tay để đảm bảo an toàn.
- Dùng baking soda và giấm: Kết hợp 1 cốc baking soda với 2 cốc giấm, đổ vào bồn cầu và đợi 30 phút. Đổ nước nóng để tăng tốc phản ứng hóa học và xả nước.
Cách giữ bồn cầu luôn thông thoáng tránh tắc nghẽn
- Để tránh tình trạng nghẹt bồn cầu, bạn nên chọn giấy vệ sinh có khả năng phân hủy nhanh và sử dụng với lượng vừa phải. Điều này không chỉ giúp hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả mà còn bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra, hãy dành thời gian vệ sinh bồn cầu thường xuyên để loại bỏ mảng bám cứng đầu. Thỉnh thoảng đổ một xô nước nóng (không quá 70 độ C) kết hợp với giấm hoặc baking soda để làm sạch sâu và khử mùi.
- Đừng quên hút hầm cầu định kỳ mỗi 2-3 năm/lần để đảm bảo hệ thống hoạt động tối ưu và tránh tình trạng tắc nghẽn bất ngờ.
- Nếu các phương pháp tự xử lý không hiệu quả, hãy tìm đến dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo được hỗ trợ và xử lý đúng cách.