Tuyến đường ray có độ dốc lớn nhất thế giới!
Tuyến đường tàu đến Stoos ở Thụy Sĩ là tuyến đường độ dốc lớn nhất thế giới, với lộ trình mỗi ngày chạy từ khu dân cư trong thung lũng Schwyz lên đến tận trung tâm của ngôi làng Stoos. Hai xe cáp tiếp tục hướng lên đỉnh Fronalpstock với khung cảnh đầy ngoạn mục nhìn ra Hồ Lucerne. Các nhân viên vận hành dưới quyền ông Gregor Annen, đảm bảo rằng tất cả hành khách đều có thể tận hưởng được những khung cảnh miền núi một cách hoàn hảo nhất.
Chào mừng đến làng Stoos!
Thụy Sĩ là quốc gia sở hữu vô vàn những đỉnh núi và sườn dốc tuyệt đẹp. Tại trung tâm Thụy Sĩ cách Zurich khoảng 45 phút, có một kỷ lục thế giới bị phá vỡ. Từ tháng Mười hai, Tuyến Tàu Leo Núi Stoos đã khắc họa nên một con đường ngoạn mục từ thung lũng Schwyz lên đến ngôi làng trên núi Stoos, làm cho con tuyến đường này trở nên dốc hơn bất kì tuyến đường tàu qua núi nào trên thế giới.
Đường ray có độ dốc ngoạn mục 110%, khiến cho những tuyến đường dốc nhất trên thế giới trở nên gần như là vô hại khi so sánh với tuyến đường này. Đường Baldwin ở Dunedin, New Zealand là đường dốc nhất với độ dốc 35%; đường Lombard nổi tiếng ở Sanfrancisco cũng chỉ ở mức 27% trước khi bị thay thế bởi một con đường với hệ thống đường sắt lộ thiên.
Gregor Annen giải thích “Tất nhiên, sự an toàn chính là điều quan trọng nhất.” Đối với ông ấy, điều này còn có nghĩa là mọi thứ phải sạch sẽ một cách hoàn hảo. Trong vòng chín năm qua, người đàn ông 53 tuổi đã gánh trên vai trách nhiệm vận hành tuyến cáp trên núi này, và cũng kết hợp làm việc trong giai đoạn lên ý tưởng cho tuyến cáp công nghệ cao này. “Tuyến Cáp Stoos là một kỳ quan của công nghệ” ông ấy cam đoan, “Là một sự đóng góp nỗ lực bậc nhất của tất cả những người tham gia”.
Toàn cảnh
Vào mùa hè, chuyến tàu chuyên chở tới 3,500 hành khách lên núi mỗi ngày; mùa đông con số lên đến 4,000 lượt người. Từ bến dưới thung lũng lên đến đỉnh Stoos, tàu chỉ mất 5 phút để đi hết quãng đường 743 mét, trước khi quay về sườn núi một lần nữa với cùng thời lượng.
Các toa xe, gồm 4 buồng, mỗi buồng đều mở ra một quang cảnh không bị cản trở qua hệ thống cửa sổ và các trần xe hình vòm. Những chi tiết này cần phải được làm sạch mỗi ngày. Một thử thách cụ thể ở đây chính là hình dạng trụ tròn của các cabin, nhiều cabin được gắn liền nhau giống những chiếc trống khổng lồ. Tàu được thiết kế rất thông minh, giúp các hành khách luôn có thể đứng được trên mặt phẳng ngang, chỉ đường ray là leo dốc đứng lên núi.
Toàn cảnh vùng cao thoáng đãng
Chiếc cabin thấp nhất với quang cảnh mở ra trên đường ray chính là nơi dễ bị bám bụi bẩn nhất, vì những người khách không hề muốn bỏ lỡ một giây phút hào hứng nào, đến nỗi họ dính chặt mũi và bàn tay vào mấy tấm kính cửa sổ để nhìn cho rõ.
Những tấm kính cửa sổ trên các lối vào ga xe và khu vực xe khởi hành nơi hành khách đợi xe cũng cần phải được làm sạch mỗi ngày.
Vào mùa hè, các cabin phải được loại bỏ bùn đất mà giày leo núi của hành khách thường mang theo vào, trong khi vào mùa đông thì cần làm sạch tuyết và bùn loãng. Và vào mọi thời điểm nào trong năm, cũng dẽ dàng bắt gặp vụn bánh, chất lỏng thừa, các vỏ thực phẩm bỏ đi và cả lông chó nữa. Khi tuyết trên sàn tan đi để lại những vũng nước nhỏ, dùng máy hút bụi khô là làm sạch được dễ dàng.
Phương tiện yêu thích của dân địa phương
Trong khi một chiếc máy chà sàn cầm tay được sử dụng trong những khu vực ra vào của ga nhằm loại bỏ giấy vụn, lá rơi và cỏ rác hay bùn nhão vào mùa đông; thì khu vực nhà ga bên ngoài thung lũng và cận núi thường phải nhờ đến các thiết bị xe quét ngồi lái để làm sạch lá cây rụng và rác. Tại khu vực này, xe buýt hay trả hành khách đi leo núi ban ngày, các bên cung cấp hàng hóa cũng hay vận chuyển hàng xuống đây. Phía trên núi, ngôi làng cao 1,300m trên mặt nước biển, dân số khoản 150 người sống và sử dụng tuyến tàu này để di chuyển mỗi ngày để đi làm hoặc đi học.
Mọi nhu cầu phát sinh ở làng Stoos đều cần đến chuyến tàu này để vận chuyển lên. Các nhu cầu này không chỉ dừng ở nhu yếu phẩm mà còn là các hàng hoá khác như xi măng, gỗ cùng với các vật liệu xây dựng khác. Chuyến tàu đến Stoos luôn có một khoang chứa hàng để phục vụ cho mục đích này.
Nạp năng lượng để chạm đến đỉnh cao
Annen lên tàu vào lúc sáu giờ hơn để bắt đầu ca làm việc buổi sớm của mình, mang theo một chiếc bánh mì mới ra lò cùng một tờ báo để chuẩn bị cho hành trình lên núi. Trước đó, tất cả các hạng mục liên quan đến đường ray tàu chạy này đã được kiểm tra theo đúng thứ tự và đảm bảo hoạt động. Người đàn ông đến từ quận Schwyz của Thụy Sĩ cho biết “Ban đêm ở đây hay có bão nhẹ”.
Có được việc làm trên tuyến đường ray Stoos là một giấc mơ thành sự thật đối với ông ấy. Khi còn là một đứa trẻ, Annen hay dùng dây thun và hộp diêm rỗng để làm thành các buồng xe cáp. Đến năm sáu tuổi, Annen đã được đi chuyến tàu trên tuyến xe lửa Stoos lần đầu tiên trong đời. Từ lúc này, ông ấy đã trở thành một fan hâm mộ nồng nhiệt của lễ hội đô vật cổ truyền Thụy Sĩ có tên “Schwingfest”, tại đó vào mỗi năm các vận động viên thể hiện sức mạnh của mình ở võ đài trên núi. “Schwingen” là một môn thể thao quốc gia của Thụy Sĩ, được biểu diễn trong một sàn đấu bằng mùn cưa bên ngoài trời.
Hai xe cáp chở người từ bến Stoos lên đỉnh Fronalpstock cũng thuộc phận sự quản lý của Annen. Các ghế ngồi trong xe chở hay bị bẩn và dính, còn chỗ để chân thì dơ. Nhân viên làm việc tại tuyến đường ray Stoos, cô Pia Schilter nói rằng “Chúng tôi cảm thấy mọi thứ ở đây như trong mơ”. Công việc của cô ấy là thu gom những chiếc chai lọ, những chiếc túi nilong thải ra từ xe limo cũng như rửa sạch lớp da bọc ghế ngồi.
Điểm du lịch hàng đầu với cảnh quang độc đáo
Ngay trên đỉnh núi, quang cảnh trải dài 360 độ nhìn qua Hồ Lucerne kì vĩ. Khu vực này được biết đến như là Urschweiz, nguồn gốc cốt lõi đầu tiên của đất nước này. Sơn dương và chim chóc tô điểm thêm cho bầu không khí bình dị nơi đây. Ngoài ra còn nhìn thấy được vô vàn hình ảnh những đỉnh núi vây quanh, như là đỉnh Rigi nổi tiếng hay băng qua đỉnh Stanserhorn. Chúng ta cũng có thể phóng tầm mắt đến đỉnh núi Rütli huyền thoại – cánh đồng trải dài theo bờ Hồ Lucerne, nơi Lời Tuyên Thệ nguyên bản của Lòng Trung Thành đã được thốt ra, từ người Thuỵ Sĩ đầu tiên.
Annen cho biết “Quang cảnh ở đây thật sự độc đáo, và không chỉ khách du lịch, với người địa phương như chúng tôi đây, lần nào cũng là một trải nghiệm mới”. “Khách tham quan cứ chụp hết kiểu ảnh này đến kiểu ảnh khác.” Vào mùa hè, những tia sáng đứng yếu ớt tựa hồ như lớp nhung xanh lá, vào mùa đông lại cuộn mình trong lớp bột trắng xoá màu tuyết. Trên mái hiên của những nhà hàng nằm toạ lạc tại vùng cao này, nơi hành khách đang thưởng thức vài loại nước xốt đun, phô-mai làm trên núi, rượu vang hay thức uống schnaps, một người có thể đắm chìm vào ấn tượng này – để rồi sau thả mình trượt xuống từ đỉnh Fronalpstock bằng đường bộ hay trượt tuyết.
Chắc chắn rằng bạn luôn có dư thời gian để làm mọi việc ở đây. Vào những ngày cuối tuần, Tuyến Xe Cáp Stoos chuyển bánh xuyên màn đêm: vào mùa đông thì xe chạy đến tận nửa đêm; tuỳ theo khách yêu cầu. Rất nhiều người thích tận dụng vẻ đẹp dân dã của vùng núi này để tổ chức các sự kiện hay hội nghị. Và với những ai đã lên đến đỉnh núi rồi sẽ hiểu được lý do vì sao tờ “New York Times” bình chọn Tuyến Tàu Qua Núi Stoos của khu vực Hồ Lucerne là một trong 52 địa điểm du lịch trên thế giới mà mọi người nên đến tham quan trong năm 2018.