YẾU TỐ LÀNH MẠNH TOÀN CẦU: MỘT NGÔI NHÀ SẠCH SẼ
Người dân trên toàn thế giới chỉ dành hơn hai giờ đồng hồ mỗi tuần vào công việc vệ sinh nhà cửa. Từ giẻ lau và chổi quét, đến vệ sinh bằng hơi nước, hoặc để việc vặt trong nhà cho robot hút bụi thông minh, các phương thức làm vệ sinh là hoàn toàn khác nhau trên toàn cầu. Nhưng đến 94% người được hỏi trả lời rằng một ngôi nhà sạch sẽ rất quan trọng.
Nghiên cứu "Xu hướng Vệ sinh toàn cầu của Kärcher 2018” đã đưa ra nhiều phát hiện thú vị: Người dân Brazil đứng đầu trong việc đồng ý Một ngôi nhà sạch sẽ rất quan trọng, người Đức xếp hạng 2 và các hộ gia đình Mỹ sử dụng tới bốn máy hút bụi để giải quyết bụi và lông vật nuôi.
Các phong cách làm vệ sinh khác nhau
83% người dân Đức sử dụng máy móc để vệ sinh nhà cửa, 1/4 người Mỹ tự nói chuyện khi dọn vệ sinh, và gần một nửa người dân Ba Lan yêu thích sử dụng máy làm sạch bằng hơi nước steam cleaner - điều này chỉ ra không chỉ do thời gian và tầm quan trọng của việc vệ sinh nhà cửa khác nhau trên toàn thế giới, mà cũng do thói quen: Mỗi quốc gia có cách vệ sinh khác nhau.
Phỏng vấn với chuyên gia: Thói quen dọn vệ sinh ở Mỹ và Nhật Bản
Vệ sinh một cách chu đáo của người dân Nhật Bản và 'vệ sinh nhanh chóng' ở Mỹ
2,47 người, 65 m2 không gian sống ở khu vực Tokyo, một vật nuôi/5 gia đình- đó là những con số thống kê trung bình hộ gia đình ở Nhật Bản. Không gian sống ngoài thủ đô chỉ dưới 110m2. Các hộ gia đình Mỹ có mức trung bình là 2,5 người. Họ có không gian khoảng 220m2, gần 70% sống cùng thú cưng- đa số là chó hoặc mèo như ở Nhật. Hai quốc gia, hai phong cách sống khác nhau– cùng khám phá thói quen dọn vệ sinh ở Nhật Bản và Mỹ chặt chẽ hơn. Trong cuộc trao đổi với ông Kenji Asaki - Kärcher Nhật bản và Dan Hayes đến từ Kärcher Mỹ, câu hỏi chính được đặt ra là: Công việc vệ sinh đang diễn ra thế nào ở 2 đầu Thái Bình Dương?
Nhật Bản nổi bật trong cuộc khảo sát với hai kết quả cực kỳ quan trọng: là quốc gia yêu thích công nghệ nhất nhưng lại dành ít thời gian nhất cho công việc dọn vệ sinh. Ông giải thích điều này thế nào?
Kenji Asaki: Dọn vệ sinh nhà cửa là một trong những hoạt động ưu tiên hàng đầu của chúng tôi – Một khảo sát chỉ ra rằng 40% người dân dọn vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, và hơn 40% dọn vệ sinh nhà cửa 2,3 ngày/ lần. Tần suất dọn vệ sinh nhiều hơn giúp việc vệ sinh cũng trở nên đơn giản hơn. Chúng tôi cũng tháo giày dép trước khi bước vào nhà- đây là yếu tố quan trọng để không làm bẩn sàn nhà ngay từ đầu. Không có gì phải tranh cãi khi nói chúng tôi, người dân Nhật Bản là những người yêu công nghệ. Điều này hợp lý bởi vì chúng tôi cũng sử dụng các thiết bị hỗ trợ chạy bằng điện vào việc nhà. Máy hút bụi cầm tay là dụng cụ được lựa chọn, và robot hút bụi thông minh cũng đang ngày càng được sử dụng phổ biến.
Có phải dọn vệ sinh đều đặn cũng phổ biến ở Mỹ không?
Dan Hayes: Ở Mỹ, cũng giống như Nhật Bản, chúng tôi dọn vệ sinh nhà cửa thường xuyên suốt tuần– công việc mà chúng tôi gọi là 'vệ sinh nhanh chóng' đang phổ biến. Việc này khiến việc vệ sinh trở nên ít gánh nặng hơn cho những người muốn dành cuối tuần để thư giãn nghỉ ngơi. Ở Mỹ, khăn lau được sử dụng rất phổ biến để lau sàn, và trong số các thiết bị điện, máy hút bụi cầm tay được sử dụng nhiều nhất.
Có nghĩa là thảm trải sàn được sử dụng phổ biến ở cả hai quốc gia?
Dan Hayes: Điều này đúng ở Mỹ. Người dân Bắc mỹ rất thích thảm trải sản và thảm trải sàn đang được sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào vật liệu bền và không ngừng được cải tiến. Thảm hiện nay đang đứng đầu các sản phẩm trải sàn, tiếp đến là ván lót sàn và gạch gốm. Đặc biệt, đối với người dân Mỹ, tại các phòng đợi và phòng ngủ, không gì có thể khiến họ cảm thấy ấm cúng và dễ chịu hơn không khí của sàn trải thảm.
Kenji Asaki: Ngày nay, vật liệu trải sàn bằng gỗ được sử dụng hầu như trong mọi gia đình. Ở Nhật Bản, chúng tôi lựa chọn lát sàn bằng tatami- được làm từ rơm khô đan ép chặt với nhau và được trải riêng, đặc biệt ở khu vực phòng đợi.
Có phải tại Nhật Bản, cũng như ở Mỹ, các gia đình thiết kế nhà bếp không có vách ngăn lớn?
Kenji Asaki: Gần đây nhiều gia đình ở Nhật có thiết kế phòng kết hợp phòng khách, phòng ăn và bếp. Đây cũng là phòng có tần suất sử dụng nhiều nhất và cũng là khu vực phải dọn vệ sinh nhiều nhất. Trong thời gian 'dọn vệ sinh cuối năm' theo truyền thống, là việc làm vẫn rất phổ biến ở Nhật, gian bếp cũng là nơi việc dọn dẹp vệ sinh được bắt đầu. Ngoài ra, phòng tắm cũng nằm hàng đầu trong danh sách phải dọn vệ sinh.
Tại Nhật, người dân tháo giày dép như một thói quen- có điều gì khác khiến việc dọn vệ sinh của người Nhật khác với các quốc gia khác?
Kenji Asaki: Tôi nghĩ điều ảnh hưởng đến thói quen dọn vệ sinh của chúng tôi đó là sàn nhà thực sự không bị dính bẩn bởi cát hay bùn đất. Chúng tôi đồng thời tập trung nhiều vào việc dọn vệ sinh bên ngoài nhà: thậm chí trong tâm trí mỗi người dân không hề có việc xả rác bừa bãi ra ngoài đường. Việc dọn vệ sinh cũng có khía cạnh đạo đức: Đó không chỉ là sạch sẽ- tình trạng sạch sẽ cũng là một phần của giáo dục. Ví dụ, dọn vệ sinh trường học lớp học là một trong những nội quy trường học.
Còn ở Mỹ thì sao – có phải họ không do dự cho việc chi tiêu các thiết bị?
Dan Hayes: Ở Mỹ mỗi gia đình thường có vài tầng lầu. Chúng tôi thường có không chỉ một hay hai, mà tới bốn máy hút bụi khác nhau. Đối với mỗi tầng và tùy nhu cầu khác nhau- robot hút bụi được sử dụng để vệ sinh hàng ngày hoặc thiết bị khác để vệ sinh thảm ướt hoặc khô. Các thiết bị dạng hút phun để vệ sinh thảm sẽ xếp thứ ba trong danh sách các thiết bị vệ sinh phổ biến nhất ở Mỹ. Do nhà tương đối rộng, chúng tôi cũng bố trí đủ không gian để cất giữ nhiều thiết bị.