KHI THIÊN NHIÊN LÀ MỘT NGHỆ SĨ
Hình ảnh những dòng thạch nhũ lấp lánh, màn sương mù phủ mờ không gian hay sương muối trắng giăng lối – thiên nhiên thực sự là chứa đựng rất nhiều điều kỳ thú. Thomas Rappaport vốn một người nghệ sĩ với đôi mắt biết thưởng thức nghệ thuật. Được nhắc đến trong dự án của ông mang tên "giSCHt – bức điêu khắc tan chảy” ông đã khéo léo khắc hoạ một cây anh đào vào những ngày cuối cùng của nó. Sau 80 năm nở hoa, cho trái đỏ mọng ngọt ngào, đưa bóng mát và là một phần của vi khí hậu đa địa hình, người nghệ sĩ đã tạo nên được một chân dung độc đáo cho cái cây này.
Giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật của Thomas Rappaport
“Gischt” là 1 từ trong tiếng Đức mô tả một hiện tượng thiên nhiên như sau:
Những làn gió thổi trên mặt hồ cuốn theo hơi nước để làm ẩm những cái cây và mọi thứ khác đang đón gió trên bờ. Khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, lượng không khí ẩm này sẽ chậm rãi tạo ra một bức điêu khắc xinh đẹp một cách kì lạ trên mặt băng.
Nước là một “thứ nghệ thuật”
Tôi bắt đầu bằng việc chạm khắc gỗ, tạo nên các bức điêu khắc bằng gỗ mang dáng vẻ cổ điển truyền thống, những món đồ hay được đặt trên bệ cao. Sau nhiều năm, tôi đã khám phá toàn diện về cái cây, bản thân nó đã là một loại nguyên liệu – vậy mà trong suốt một thời gian dài, tôi chỉ nhìn thấy một đống thân cây vô hồn đứng đó, nhưng giờ đây tôi cuối cùng đã có thể nhận ra bản chất thực sự của một cái cây trong khi nó vẫn còn xanh. Vài năm trước tình cờ tôi phát hiện rằng những tác phẩm điêu khắc gỗ của mình trở nên khác biệt khi bị nhúng vào nước. Trong khi một phần nổi, một phần chìm dưới mặt nước, vậy mà vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy được. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng xảy ra ngay tại mực nước, và dường như hình dạng của các bức điêu khắc cũng bị khúc xạ như vậy.
Thêm vào đó, tôi tái khám phá ra một điều: Có một truyền thống thả bè gỗ để vẫn chuyển các cây thân gỗ qua các con lạch và song, thậm chí đi một khoảng cách rất xa. Thuật ngữ tiếng Anh gọi là “vận tải đường thuỷ”. Và nếu tôi muốn truyền đạt lại câu nói này một cách tự do, thì nó có nghĩa là “miếng gỗ sinh ra từ dòng nước”. Thông qua việc chụp lại hình ảnh các bức điêu khắc gỗ trôi nổi (“miếng bè thả trôi”) bên dưới mực nước, các khúc xạ quang học và phản chiếu ánh sáng này trở nên hữu hình hơn. Vì thế, tôi bắt đầu nhìn nhận và trân trọng dòng nước như là một “nghệ thuật” để sáng tạo cùng.
Việc đó tạo cảm hứng giúp tôi “nhìn được qua vai của thiên nhiên”. Tận dụng cả cái nóng và lạnh như cái đục của một nhà điêu khắc. Thậm chí có cả một điểm bội ba, nơi mà tỉ lệ áp lực và nhiệt độ giao nhau theo cách mà nước là chất lỏng, chất rắn (băng) và thể khí (hơi nước/sương mù) cùng một lúc – hoặc là gần như vậy!
Tất cả những trải nghiệm này đã tạo một sức ảnh hưởng đến dự án giSCHt của tôi: Tôi đã dùng một máy làm sạch nước nóng cao áp xịt lên cây anh đào chết rất nhiều lần ở mức nhiệt độ dưới 0, đó là hiện tượng đóng băng vĩnh viễn. Toàn bộ kết cấu của cái cây hoàn toàn bị bao phủ bởi nhiều lớp băng đá cứng rắn.
Hòa hợp với thiên nhiên
Tôi được tiếp xúc với các cây vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm trong lúc bản thân đang chuẩn bị cho dự án “giSCHt”. Công việc căng thẳng bất kể ngày đêm, dùng ánh sáng ngày và ánh sáng nhân tạo đã làm cho các trải nghiệm của tôi biến thành một cuộc đối thoại.
Một cái cây hút nước vào như thế nào? Cái cây đương đầu với cái lạnh như thế nào? Một phần băng tuyết đã tan đi rồi, mấy cành cây nhỏ hơn gãy đổ dưới sức nặng. Thử thách là làm sao để thay đổi vòi phun nước, khiến nó có tiết tấu nhịp nhàng, để di chuyển nó, trong dạng chất lỏng tự do, để hoà mình vào dòng chảy – dù chỉ cần trong một khoảnh khắc. Một phần trong ý tưởng nghệ thuật này dựa trên những sự thật mang tính khoa học. Việc này dẫn đến quá trình tạo cảm hứng cho các cuộc trò chuyện với những người tham gia trong một phiên họp về nông nghiệp tầm cỡ quốc tế diễn ra ở gần đấy. Trước kia đã từng có – và dường như vây giờ vẫn vậy – nông dân trồng cây ăn quả bọc những bông hoa lại bằng bụi nước khi màn đêm lạnh lẽo đe doạ huỷ hoại chúng. Nói cách khác, những dấu hiệu của mùa hè đang lâm nguy. Bụi nước hình thành một tấm khiên bằng băng giúp bảo vệ cây khỏi sương giá.
Nghịch lý: Khi làm thế, một loại “đệm nhiệt” được tạo thành ở nhiệt độ khoảng dưới 0 độ C. Kết quả giúp ngăn những bông hoa khỏi sương giá bức xạ, hiện tượng này có thể xảy ra ở khoảng âm 10 độ C.
Trạng thái tụ hội của nước
Biểu đồ-nhiệt độ-áp suất
Biểu đồ-nhiệt độ-áp suất thể hiện sự biến đổi thành các trạng thái khác nhau của nước. Nó cho thấy một điều rất thú vị: có một giai đoạn mà nước có thể biến thành ba trạng thái vào cùng một thời điểm – tuỳ thuộc vào nhiệt độ và áp suất ở xung quanh. Đây gọi là điểm bội ba.
Để thực hiện dự án giSCHt, Thomas Rappaport phun hơi nước nóng vào một cây anh đào đã chết. Hơi nước khuếch tán vào không khí và nhẹ nhàng bao phủ thân cây cùng các cành. Lúc này sương muối xuất hiện. Bằng việc phun thêm nhiều nước đã được nguyên tử hoá lên cái cây tạo thành màng chắn băng – rất nghệ thuật và đầy ấn tượng. Màng chắn này bảo vệ chồi cây khỏi sương giá khi đêm về vì nhiệt độ lúc này có thể xuống dưới 10 độ C, và dưới màng chắn băng, nhiệt độ không xuống dưới mức âm 1 độ C được. Theo quy trình sinh học này, … không bị suy yếu.
Khi nước ở thể lỏng bị đun sôi – quá trình này xảy ra ở mực nước biển ở mức 100 độ C – nước biến thành hơi. Làm nguội đến 0 độ C, nước chuyển thành dạng đá. Ngược lại, đá tan thành nước từ 0 độ C. Mặt khác, hơi nước đông đặc ở 100 độ C thành dạng nước. Cuối cùng, hiện tượng đá trực tiếp biến đổi thành một trạng thái khí, đó là không cần phải trải qua giai đoạn chất lòng hội tụ. Quá trình này có tên kỹ thuật là sự thăng hoa. Trường hợp này, có thể nói là băng khô ráo. Còn ngược lại, hơi nước có thể tái thăng hoa thành băng đá – rất hữu hình như bông tuyết hay sương muối.
Sương mù hiện ra nếu các giọt nước tí hơn được phân tán vào không khí. Khi không khí lạnh dần, không gian chứa nước của nó giảm, làm cho nước đặc lại. Sương muối hình thành khi hơi nước giảm nhiệt biến đổi trực tiếp từ giai đoạn khí thành giai đoạn rắn, điều này diễn ra ở nhiệt độ dưới 0 độ C.
Nước là cuộc sống – cuộc sống không tồn tại khi không còn nước
Nước tồn tại trên Trái đất dưới nhiều trạng thái và hình dạng. Mặt trời làm nước lỏng bốc hơi, từ đó có thể chuyển đổi thành các đám mây hay sương mù – và trở về Mặt đất dưới dạng hạt mưa. Ở nhiệt độ dưới 0 độ C, nước bắt đầu đóng băng và tạo thành dạng đá rắn. Các sông băng nhắc nhở chúng ta về kỷ băng hà cuối cùng chấm dứt khoảng 10.000 năm trước. Mặt khác, có một hiện tượng gọi là địa nhiệt học: nhiệt độ của mặt đất làm ấm nước dưới lòng đất, từ đó tạo nên các mạch nước nóng. Các mạch nước này chảy khỏi lòng đất dưới dạng khí, trong không khí mát mẻ hơn chúng nhanh chóng đông lại để bốc hơi – một trạng thái cân bằng giữa thể lỏng và thể khí.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta biết về nước qua ba thể chính, còn được gọi là các giai đoạn tụ hội:
- Thể rắn
- Thể lỏng
- Thể khí
Trong thể rắn, nước giữ được hình dạng, với thể lỏng nước hoà nhập bản chất vào môi trường xung quanh và cuối cùng, ở thể khí, nước hoàn toàn lấp đầy hoàn toàn tất cả các không gian hiện hữu.
Thomas Hoffmann, Nhà toán học, nhà Kinh tế thuộc Nước học, Thợ điêu khắc và nhà giáo dục.
Về Thomas Rappaport
- Sinh năm 1957 tại Zürich
- "Abitur" tại một trường cấp hai về nghệ thuật
- Thợ học việc nghề điêu khắc gỗ
- Làm việc với chức vụ là giáo viên điều trị
- Nghiên cứu tại Freie Hochschule Stuttgart
- Giáo viên môn nghệ thuật và đồ thủ công
- Giảng viên cho người trưởng thành
- Từ năm 1998 sở hữu studio ở Wildpark Stuttgart
- Từ năm 1999 làm các dự án nghệ thuật trong rừng
- Từ năm 2008 nghệ sĩ tự do
“Trong sự nghiệp của ông, sự sáng tạo của con người và nhận thức của thiên nhiên hoà làm một, các công trình nghệ thuật cùng với tạo vật của Chúa trời. Ông ấy hoàn toàn giao phó bản thân và nghệ thuật của mình vào thiên nhiên, tận dụng các tài nguyên và nguồn lực tự nhiên, luôn luôn để trải nghiệm và niềm tôn kính sâu sắc dẫn dắt. Ông ấy phát triển các thành tựu với nỗ lực kỹ thuật khổng lồ cùng với tự nhiên trong các lễ nghi mạnh mẽ. Điều ấn tượng nhất là cách vẻ đẹp và sức mạnh thiên nhiên được đơm hoa kết trái.”
Dr. Tobias Wall, Sử Gia Nghệ Thuật