Đỉnh cao của sự xê dịch
Đón hơn 219 triệu lượt khách du lịch mỗi năm, trạm xe lửa Hồng Kiều Thượng Hải ở miền tây Trung Quốc là một trong những trạm xe lửa lớn nhất thế giới. Thiết kế như một mê cung chôn giấu nhiều bí mật mà rất ít người biết đến, trong đó có Zhu Hongyan.
Tham quan một trong những nhà ga lớn nhất Thế Giới
Chuyến tàu tốc hành đi Bắc Kinh chuẩn bị lăn bánh trong mười phút nữa thì một người phụ nữ gấp gáp chạy đến chỗ cô Zhu Hongyan. Chuyến xe cần khởi hành từ đường ray số tám và sảnh chờ xe khá rộng lớn khiến người phụ nữ mất phương hướng. Cô Zhu chỉ đường và dẫn cô đi một đoạn mấy mét theo đúng hướng cần đi. Người phụ nữ tay khệ nệ xách hành lý nhanh chóng chạy về hướng cột vé để đi vào toa xe, vừa kịp lúc cửa tàu đóng lại.
Cô Zhu Hongyan đảm nhiệm chức vụ Phó ban vệ sinh, công tác tại trạm tàu lửa Hồng Kiều Thượng Hải. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi cô nhiều lúc phải biết cách ứng biến. Zhu Hongyan thường hướng dẫn khách đi xe sao cho đúng. Cô giúp khách khi họ bị mất điện thoại hay kể cả khi họ cần trợ giúp y tế. Có thể, với người khác, chức vụ của cô có nghĩa là nhà quản lý, nhưng thật ra, cô gần như vô hình. Song song đó, ngay tại trạm tàu được xem là lớn nhất thế giới này, tầm quan trọng của cô gần như tuyệt đối.
Dành đến 45 tiếng đồng hồ trên tàu
Nhà ga Hồng Kiều Thượng Hải chào đón khoảng 400,000 lượt khách di chuyển mỗi ngày. Họ đến từ mọi nơi trên đất Trung Hoa và dùng đến 300 thứ tiếng khác nhau, chưa kể tiếng địa phương. Từ đây, người ta có thể đi đến rất nhiều nơi trên đất Trung Hoa. Một tàu đi Kunming với khoảng cách tầm 2,500 km sẽ đi mất 36 tiếng. Một chuyến tàu đi Ürümqi, cách đó 4,000km phải chạy đến 45 tiếng đồng hồ. Vì lý do này, có rất nhiều hành khách mang theo lương thực đủ dùng cho nhiều ngày, được đóng kín trong các bịch nhựa. Các quầy hàng ở đây cũng có bán nhiều đặc sản địa phương, như: đậu hủ trà, đậu phộng rang ớt và mận khô; thêm thức uống là trà xanh đường và nước ngọt. Có nhiều lúc, vé tàu bán hết sạch nhiều ngày trước khi chuyến tàu đó chạy. Hành khách thường đến sớm để tránh bị trễ tàu. Nhiều khi, họ đến sớm cũng để có một giấc ngủ ngắn vài tiếng, dùng hành lý và sự hối hả làm gối đầu, trong lúc chờ chuyến tàu của mình lăn bánh.
Sự sạch sẽ chính là ưu tiên hàng đầu
“Ở đây lúc nào cũng đông cả”, cô Zhu cho biết. Người phụ nữ ngoài bốn mươi mặc chiếc áo thun trắng cùng chiếc quần tây xanh giản dị. Tóc cô được kẹp lại gọn gàng. Cô đã làm việc tại trạm tàu khu tây của siêu đô thị này được năm năm. Khi mới vào làm, đối với cô, đây chỉ là một công việc. Nhưng đến bây giờ, cô xem nó như một đặc quyền. Mặc dù khách hàng gần như không nhin thấy cô hay những đồng nghiệp cùng cô làm việc, cô Zhu xem đây như là dấu hiệu cho thấy cô đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Zhu chia sẻ “Nhà sạch thì mát thôi.”. Đây chính là một trong những lý do vì sao sự sạch sẽ chính là ưu tiên số một tại nơi này.
Trạm tàu hỏa là một hệ thống phức tạp, theo như Zhu hiểu là như vậy. Cô luôn giữ sự tập trung để có thể làm việc xuyên suốt sự hỗn loạn tại nơi này. Tổ làm việc của Zhu đảm nhận trách nhiệm làm sạch tầng 2 và 3 của tòa nhà 3 tầng này. Mỗi ca gồm 30 công nhân làm việc cùng lúc. Lúc trước, có những ngày Zhu phải bước đi đến 50,000 bước. Năm nay, công ty quản lý Huatie Lüfu của Zhu bắt đầu đưa vào sử dụng thiết bị làm sạch thương hiệu Kärcher. Điều này đã tạo nên thay đổi cực kì lớn cho công việc của Zhu và phòng ban mình. Thêm nữa, nó giúp số bước chân của Zhu phải đi giảm còn 10,000 bước một ngày thôi. Thời gian còn lại, Zhu sẽ dùng chiếc máy B 250 R, một thiết bị lau quét ngồi lái, làm cho công việc của mình đến mọi ngóc ngách của trạm tàu này.
Thiết bị đảm bảo sự an toàn
Gần như tất cả hành khách đều mang theo bình nước rỗng hay bình trà, để mà từ đó họ có thể đổ đầy nước nóng từ vòi nước gần nhà vệ sinh và ngay trên tàu. Có rất nhiều hành khách do phải đi nhiều chuyến dài nên họ cần phải ăn nhẹ trước khi lên tàu. Những đồ ăn thức uống này cũng có lúc đổ ra ngoài, thì Zhu và những đồng nghiệp thường phải mang xô và cây lau nhà ra để dọn cho sạch, khá lỉnh kỉnh. Zhu cho biết “Vậy mà lau xong nó lâu khô lắm”. Hành khách thường phải tránh những khu vực này ra để tránh té ngã. Giờ đây họ đã có thể ngồi lái trên các máy chà sàn, chạy đến làm sạch các khu vực dơ bẩn và rời đi khi nó được làm sạch, khô ráo và an toàn ngay lập tức.
Tổ vệ sinh thường dùng walkie-talkie để giao tiếp và điều phối nhau đến các khu vực cần. Cho đến năm nay, đã có hơn 50 đơn vị máy Kärcher được đưa vào sử dụng tại đây. Chúng được cất giữ tại rất nhiều trung tâm lắp ráp xung quanh tòa nhà. Các máy nhỏ hơn được sản xuất tại Trung Quốc; những máy lớn thì được nhập khẩu từ Đức. Zhu chưa đến Đức bao giờ nhưng có cảm giác thân thuộc với đất nước này thông qua việc sử dụng nhiều thiết bị chất lượng cao từ Đức. Nước Đức từ đó không còn bị xem là “vùng đất trong tưởng tượng” đối với người Trung Quốc nữa.
Có 27 Máy chà sàn ngồi lái Kärcher đang được sử dụng tại nhà ga Hồng Kiều.
Trong số đó, máy BD 50/70 R Bp Pack Classic được dùng cho những khu vực nhỏ và khó tiếp cận hơn.
Và máy B 250 R Bp được thiết kế để phù hợp làm sạch những khu vực rộng lớn hơn.
Máy chà sàn đẩy sau cũng là 1 trong những thiết bị làm sạch hỗ trợ đắc lực trong công việc làm sạch tại đây.
Một bí mật khác mà chỉ Zhu biết được nằm tại văn phòng bà. Đường đi tới đó gợi lên ký ức như trong tiểu thuyết Harry Potter, đoạn kể rằng chỉ có những phù thủy mới biết đường đến nhà ga 9¾. Để đến được phòng làm việc của Zhu, khách tham quan phải đi xuyên qua một tiệm bán đồ chơi có những hình nộm người hung trong truyền thuyết Trung Hoa chất chồng cao như núi trên các giá. Đằng sau bức tường ngăn tiệm đồ chơi đó, có một cánh cửa gần như vô hình với một ổ khóa bạc nhỏ xíu. Khi tra chìa khóa vào, nó mở ra một căn phòng mà từ bề ngoài của nó, bạn khó thể nghĩ là nó tồn tại. Trong phòng có một bộ sofa, một chiếc bàn, một chiếc tủ lạnh và lò vi sóng. Nơi đây như một ốc đảo nhỏ yên bình mà nhân viên hay đến để ăn trưa, trao đổi về công việc hay chỉ đơn giản là giải lao giữa giờ làm.
Dân số nhiều nhất thế giới
Thời điểm căng thẳng nhất năm có thể kể đến những ngày xung quanh Lễ Hội Mùa Xuân. Tết Nguyên Đán được tổ chức vào khoảng cuối tháng Giêng hay tháng Hai hàng năm. Nhân dịp này, hơn 700 triệu lượt người cần về quê – và thường thì họ đi bằng tàu hỏa. Lễ hội này có quy mô như cuộc di dân lớn nhất thế giới. Hành khách tay xách nách mang theo quà cáp của biếu. Nhiều người với điều kiện sống khá hơn thì mua điện thoại di động từ thành phố tặng cho bố mẹ họ ở quê nhà. Những người nông dân thì mang trái cây nhà trồng đến cho gia đình ở thành phố. Thậm chí người ta nhốt cả một con lợn vào lồng và mang chúng trên vai.
Đối với bà Zhu, thời gian này thực sự khó khăn. Người phụ nữ trên dưới bốn mươi đã sống hơn 10 năm tại Thượng Hải. Vợ chồng Zhu cùng làm cho những công ty nhà nước. Song, quê lại ở Anhui, một tỉnh thành cách đó vài trăm cây số. Việc những người không phải gốc Thượng Hải đăng ký cho con học ở trường tại đây là rất khó.
Vì lý do này mà con gái cô phải sống cùng ông bà ngoại ở quê. Zhu chia sẻ rằng “Con bé thường hỏi tôi vì sao bố mẹ của những đứa trẻ khác được về nhà vào mỗi dịp Lễ Mùa Xuân, còn bố mẹ thì không”. Giọng cô nghẹn lại khi nghĩ kể về những ký ức. “Nhưng mà tôi có thể giúp những đứa trẻ khác gặp được bố mẹ chúng”, cô đã luôn tự nhủ như vậy. Nói điều này khiến Zhu đầy tự hào đến nỗi nó thể hiện rõ trên dáng đứng thẳng người của bà. Chính cảm xúc này cũng là một phần trong công việc của cô. Rồi hôm nay, Zhu cùng chồng đón chuyến xe đi từ bến Hồng Kiều Thượng Hải về quê.
5 SỰ THẬT VỀ THƯỢNG HẢI
-
Với hơn 23 triệu lượt người nhập cư, Thượng Hải là thành phố lớn thứ ba trên thế giới.
-
Số lượng lớn những trường đại học, viện bảo tàng và học viện nghiên cứu làm nên trung tâm văn hóa và giáo dục cho thủ đô này.
-
Là một thành phố tự quản lý, Thượng Hải là tỉnh thành phụ thuộc trực tiếp vào chính quyền trung ương Trung Hoa.
-
Cảng Thượng Hải là cảng container lớn nhất thế giới.
-
Các tuyến đường vận chuyển xuất sắc của đô thị đã đóng góp quan trọng vào thành công lớn về mặt kinh tế.